Xây dựng nhà xưởng – Nhà thép tiền chế – Kết cấu thép

So với kết cấu bê tông cốt thép truyền thống, kết cấu nhà xưởng thép có những ưu điểm nổi bật như thời gian thi công nhanh, chi phí tối ưu, thân thiện môi trường, tính hữu dụng cao trong những công trình nhịp lớn. Nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại, người ta dựa vào từng dạng công trình, không gian, trọng tải mà lựa chọn kết cấu phù hợp.

Kết cấu nhà xưởng thép là gì?

Kết cấu nhà xưởng thép gồm những cấu kiện có khả năng chịu được lực lớn từ các công trình xây dựng, đặc biệt nó được thiết kế và cấu tạo hoàn toàn bằng thép. Kết cấu nhà xưởng thép được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, từ những công trình có quy mô nhỏ đến những công trình xây dựng có quy mô lớn.

Thông thường, để hoàn thành nên một kết cấu nhà xưởng thép hoàn chỉnh sẽ bao gồm:

  • Khung chính: Bạn có thể hiểu đơn giản khung chính là cột và kèo, được cấu kiện từ tổ hợp có tiết diện I. Kích thước của mỗi cấu kiện sẽ được lựa chọn theo lực lớn nhất của nhà thép.

  • Khung ngang: Kết cấu khung ngang được liên hệ với nhau bằng các kết cấu dọc, cụ thể như hệ giằng, kết cấu mái, dầm cầu trục, kết cấu dỡ tường.

  • Khung phụ: Gồm xà gồ mái, dầm tường và thanh chống đỉnh tường. Chúng có hình dạng chữ Z và được thiết kế nhỏ hơn so với những thanh thép chữ C. Các cấu kiện hình chữ Z sẽ được chồng lên nhau tạo thành cấu kiện liền, dọc theo chiều dài của nhà xưởng thép và làm tăng khả năng chịu lực.

  • Ngoài ra, kết cấu nhà xưởng thép còn được cấu tạo từ những tấm thép tạo hình bằng cán, tôn lợp mái.

Tất cả các kết cấu khung chính, khung ngang, khung phụ được cắt, khoan lỗ và hàn tạo thành hình trước khi di chuyển đến công trường. Để đảm bảo chất lượng, các cấu kiện này phải được sản xuất và kiểm tra nghiêm ngặt của đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp.

Thông số kỹ thuật kết cấu nhà xưởng thép

Theo các chuyên gia, kỹ sư xây dựng cho biết, để xác định được một kết cấu nhà xưởng thép hoàn chỉnh phải dựa vào các thông số kỹ thuật sau:

Chiều dài: Tùy vào yêu cầu của nhà xưởng thép, chiều dài được tính từ khoảng cách giữa cánh ngoài của cột hồi đến cột hồi phía đối diện.

Chiều rộng: Tùy vào yêu cầu của nhà xưởng thép, chiều rộng là khoảng cách được tính từ biên ngoài của xà gồ tường bên cho đến mặt biên ngoài của xà gồ tường đối diện và nó không phụ thuộc vào hệ thống khung chính.

Chiều cao: Tùy vào yêu cầu của nhà xưởng thép, chiều cao là khoảng cách từ tấm để cột khung chính đến điểm đỉnh phía ngoài của thanh chống mép mái. Nhưng khi cột được chôn thấp hoặc nâng cao so với nền nhà thì chiều cao mép mái sẽ được tính từ mức nền hoàn thiện đến đỉnh của thanh chống mép mái.

Bước gian ở biên: Khoảng cách này được tính từ phía ngoài của cánh ngoài cột hồi đến đường tim của cột khung bên trong đầu tiên.

Tải trọng: Theo quy định, kết cấu nhà xưởng thép được thiết kế theo trọng tải tối thiểu sau:

Hoạt tải trên mái: 0,57kN/m2

Tốc độ gió thiết kế: 110km/h

Độ dốc mái (x/10): Là góc của mái so với đường nằm ngang và ảnh hưởng đến việc thoát nước trên mái. Hiện nay, độ dốc mái thông dụng nhất là 0,5/10 và 1/10.

Bước gian trong: Tùy vào yêu cầu của nhà xưởng thép, bước giang trong được tính từ khoảng cách giữa các đường tim của hai cột khung chính kề nhau. Hiện nay, bước gian trong thông dụng nhất là 6m; 7,5m và 9m.

Để có cơ hội sở hữu một kết cấu nhà xưởng thép chất lượng, các bạn có thể liên hệ với Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Mendo để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Nếu có nhu cầu cụ thể và cần biết thêm thông tin về những gì chúng tôi có thể cung cấp, xin vui lòng liên lạc chúng tôi
Công ty Cổ phần Sản xuất và thương mại Mendo
Địa chỉ: Phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Điện thoại: 02113 56 56 66 – Cell: 0974 591 386 (Ms. Hoài)
Hotline: Mr. Mạnh 0989.239.319
Email: info.mendo@mendo.com.vn
Website: www.mendo.com.vn

Mẫu xưởng khung thép 1 tầng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *